Mẹo dân gian chữa trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ đọc ngay

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài là vấn đề thường gặp ở trẻ, nhưng lâu lần sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bé như cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, hạn chế quá trình trao đổi chất, thiếu dinh dưỡng thậm chí là có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế, để hạn chế việc này thì các bậc cha mẹ cần phải nắm rõ tình hình sức khỏe của bé và có thể tham khảo các mẹo dân gian chữa cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy dưới đây nhé.

Phân trẻ sơ sinh đi ngoài bình thường như thế nào? 

Không thể xác định được việc phân của trẻ sơ sinh có màu như thế nào, bạn có thể kiểm tra thực tế về loại phân mà trẻ sơ sinh bị đi ngoài tùy thuộc vào độ tuổi, chế độ dinh dưỡng và các giai đoạn khác nhau. Có rất nhiều loại phân tích cho các bố mẹ nhằm hiểu rõ được và điều chỉnh cách chăm sóc bé về điều gì đang xảy ra đối với những lần đi ngoài của trẻ.

Phân su

Phân của trẻ có thể thay đổi liên tục theo thời gian sau khi sinh. Thông thường sau khi sinh từ 8 – 10 giờ thì trẻ sơ sinh đào thải phân đầu tiên gọi là phân su. Nếu phân su được đào thải chậm thì có thể bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa, cần được chăm sóc và hỏi ý kiến bác sĩ.

Phân su có màu xanh đen, nhờn dính và và thậm chí không có mùi hôi. Thực tế, thì đó không phải là do trẻ đi ngoài thật sự mà đơn thuần chỉ là cách bé làm sạch ruột của chúng từ suốt thời gian ở trong bụng mẹ.

Phân bú sữa mẹ

Những giọt sữa đầu tiên của mẹ gọi là sữa non. Sữa non rất giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều hàm lượng vitamin, khoáng chất rất tốt cho hệ đường ruột của trẻ. Sữa giúp đẩy phân su ra ngoài cơ thể của trẻ. Sau 1-2 ngày bú sữa mẹ thì phân trẻ sơ sinh bị đi ngoài sẽ dần thay đổi như sau:

  • Phân thay đổi chuyển sang màu vàng tươi, vàng sáng
  • Phân có kết cấu lỏng hơn, mềm nhuyễn có thể có lẫn ít nước, có số trẻ có thể hơi sần và vón cục. Nó có mùi hơi chua và có những hạt trắng.

Phân bú sữa theo công thức

Phân của trẻ sơ sinh khi bú sữa theo công thức được đào thải khác với khi bú sữa mẹ. Có thể nhận thấy với các đặc điểm sau đây:

  • Màu vàng nhạt chuyển sang màu nâu, nâu nhạt hoặc màu xanh lá nâu
  • Phân bị nặng mùi và có dạng nhão như bơ đậu, đặc hơn
  • Kết cấu phân lớn do dạ dày của bé khó tiêu hóa sữa công thức hơn sữa mẹ
  • Bé dễ bị táo bón.

Vì thế, nếu các mẹ muốn có con tập quen dần với sữa công thức vì một số lý do riêng thì hãy chuyển đổi từ từ để hệ tiêu hóa của bé tập làm quen dần tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đi ngoài

Tiêu chảy

Dễ nhận thấy ở những trẻ bú sữa công thức hơn là sữa mẹ. Bởi sữa mẹ thường chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. 

Vì thế mà việc lạm dụng cho bé bú sữa công thức dễ bị lây nhiễm mầm bệnh qua đường tiêu hóa khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Bố mẹ có thể nhận thấy trẻ sơ sinh bị đi ngoài với các biểu hiện sau:

  • Phân của bé có bọt nước, chất nhầy, mùi tanh nồng hay thậm chí là có máu
  • Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đi ngoài nhiều hơn bình thường, chất phân lỏng, phân nhiều nước màu xanh hoặc vàng
  • Trẻ sơ bị đi ngoài nhiều thì có dấu hiệu mất nước (môi khô, mất nước, vật vã,…), sốt và nôn ói vài lần hoặc thường xuyên.

Chính vì vậy, nếu thấy các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đi ngoài như trên thì có thể xem thử tùy tình hình mà nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời. Tránh tình trạng bé bị mất quá nhiều nước.

Táo bón

Trẻ sơ sinh bú bằng sữa mẹ thường ít gặp các vấn đề bị táo hơn hơn là trẻ bú bằng sữa công thức. Vì sữa mẹ chứa nhiều hợp chất tốt làm phân mềm giúp việc đi ngoài của bé trở nên dễ dàng 

Nếu bố mẹ thấy đã 2-3 ngày mà bé chưa đi ngoài hay đôi khi biểu hiện khó đi tiêu, rặn đỏ mặt, căng thẳng thì đó là dấu hiệu khá phổ biến của táo bón. Việc trẻ bị mắc táo bón khiến vùng da quanh hậu môn của con bị nứt, gây đau và chảy máu khiến trẻ quấy khóc. Các dấu hiệu bé bị táo bón như:

  • Trẻ đi tiêu gặp nhiều khó khăn
  • Phân cứng, khô ráo hơn bình thường
  • Bụng của bé căng chướng, đầy bụng
  • Trong phân của bé xuất hiện máu do có thể bé cố gắng thải phân ra ngoài làm nứt chảy máu hậu môn.

Khi bạn thấy tình trạng táo bón trở nên nặng, nhất là khi thấy máu trong phân thì bạn hãy đưa bé đến ngay trung tâm y tế để điều trị kịp thời. 

Đồng thời phải cho bé uống nhiều nước và cung cấp nhiều chất xơ cho bé qua việc bú sữa mẹ, đồng thời mẹ phải ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất xơ, tránh các đồ ăn gây nóng và kích thích. 

Đối với các bé đã được ăn dặm thì phải cung cấp nhiều chất xơ qua thực đơn của bé. Ngoài ra việc massage cho bé cũng giúp bé hạn chế việc trẻ sơ sinh bị đi ngoài (táo bón).

Phân có màu xanh lá

Phân của trẻ bình thường thì sẽ có màu vàng sáng hoặc nâu. Nếu trẻ sơ sinh bị đi ngoài có phân chuyển sáng màu xanh lá thì đó là dấu hiệu bé đang nạp nhiều lượng đường Lactose (loại đường thường có trong sữa). 

Hiện tượng này xảy ra khi bé chỉ bú lượng sữa đầu mà không bú hết lượng sữa cuối, để tránh trường hợp này thì mẹ nên để bé bú hết sữa một bên ngực thì mới chuyển sang bên còn lại. 

Ngoài ra, việc cho bé bú sữa công thức cũng có thể khiến phân bé có màu xanh bởi dạ dày của bé không thích ứng được với việc bú sữa ngoài thay vì sữa mẹ.

4 mẹo chữa cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Giữ đủ nước cho trẻ sơ sinh

Thực tế trong hầu hết các trường hợp việc tiêu chảy của trẻ sẽ tự thuyên giảm và bạn không cần phải nhờ tới sự giúp đỡ của y tế. Tuy nhiên, việc trẻ sơ sinh bị đi ngoài khiến cơ thể bé bị mất rất nhiều nước thì bạn nên cấp nước đầy đủ cho bé.

Ngoài ra, bạn không nên dừng việc cho con bú sữa mẹ vì trong sữa mẹ chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp bé có khả năng tự phục hồi và dừng việc bị tiêu chảy. Đối với trường hợp bé vừa đang bú sữa mẹ và bú sữa công thức thì bạn nên tăng liều lượng sữa mẹ và giảm lượng sữa công thức. 

Nước gạo lứt rang

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì việc sử dụng nước gạo lứt rang là phương pháp là phương pháp dân gian an toàn và hiệu quả cho bé. Lấy một lượng gạo lức vừa đủ rang lên cho vàng rồi đổ 2 lít nước và cho thêm 1 tí muối đun sôi đến khi gạo chín mềm thì lọc lấy nước cho bé uống.

Bạn có thể sử dụng phương pháp này để giúp bé chống lại hiện tượng mất nước và mất chất điện giải do tiêu chảy.

Sữa non

Sữa non có rất nhiều lợi ít đối với trẻ sơ sinh, nó mang nhiều yếu tố miễn dịch, nhiều hợp chất tốt giúp nâng cao hệ thống miễn dịch ở trẻ và các lợi khuẩn có lợi cho hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh. 

Vì vậy, khi bé bị tiêu chảy thì việc cho bé bú sữa non sẽ giúp sức khỏe của bé được cải thiện đáng kể. Nhờ các lợi khuẩn mà làm giảm đi tình trạng trẻ sơ sinh bị đi ngoài thường xuyên.

Ngoài ra, việc sử dụng sữa non còn tạo ra một lớp phủ cứng trên dạ dày và ruột của bé để giữ cho vi trùng không gây bệnh và thải chất độc ra khỏi cơ thể của bé. 

Chăm bé đúng cách

  • Bé mang tã thường xuyên do việc đi ngoài khiến trẻ khó chịu và dễ bị hăm do tã. Vì thế, bạn cần phải kiểm tra tã liên lục để giúp bé luôn khô ráo và thoải mái hơn. 
  • Nếu thực đơn của bé đang có những loại thức ăn khó tiêu thì hãy thay đổi, thay vào những loại thức ăn mềm và tốt cho hệ tiêu hóa của bé hơn như cà rốt nhuyễn, chuối nhuyễn,…
  • Ngoài ra, nếu bạn đang cho con bú thì hạn chế ăn những loại thức ăn cay nóng, chứ nhiều dầu mỡ, những thức uống dành cho người lớn, ngoài ra tránh tình trạng tự cho bé uống thuốc trị tiêu chảy mà không hỏi thăm ý kiến của bác sĩ.

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài là điều không thể tránh khỏi, vì thế bố mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý cần thiết để kịp thời ứng phó khi trẻ có dấu hiệu bệnh. Trong trường hợp nếu bé đi ngoài liên tục, phân lẫn máu thì hãy đưa bé đến các cơ sở phòng khám khoa nhi uy tín để điều trị kịp thời nhé.

Scroll to Top