Trẻ bị sốt lạnh run người phải làm sao: Những điều mẹ cần lưu ý

Trẻ bị sốt lạnh run người được xem như một dạng triệu chứng sốt ở trẻ. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân bệnh gây hại, nên không quá khó hiểu bởi chỉ là triệu chứng vô cùng bình thường.

Song cũng không vì thế mà ba mẹ lơ là, không chăm sóc con trẻ thật kỹ. Bởi vì chỉ cần mắc những sai lầm dưới đây, tình trạng bệnh của trẻ sẽ dần diễn biến xấu hơn.

Biểu hiện của trẻ bị sốt lạnh run người là gì?

Nhiệt độ bình thường của cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ em rơi vào khoảng 36,4 độ C, nhưng nhiệt độ có thể thay đổi một chút bởi sự khác biệt ở cơ địa của trẻ.

Nhiệt độ cao là sốt 38 độ C trở lên.

Mẹ cần biết bản chất thực sự của nhiệt độ cao là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại các căn bệnh nhiễm trùng như ho và cảm lạnh.

Những thứ có thể gây nên nhiệt độ cao ở trẻ sơ sinh và trẻ em như bệnh thủy đậu, viêm amidan hoặc tiêm phòng vaccine.

Trẻ sốt cao có thể đi kèm triệu chứng lạnh run người. Dù nhiệt độ cơ thể cao nhưng chân tay lại lạnh và toàn thân run rẩy, thỉnh thoảng tím tái.

Một số ba mẹ lầm tưởng tình trạng này với sốt co giật. Nhưng nếu bỏ qua tình trạng sùi bọt mép hoặc trợn mắt thì trẻ bị sốt chân lạnh chỉ là biểu hiện của trẻ bị sốt lạnh run người.

Theo chuyên gia về sức khỏe cho rằng, trẻ bị sốt lạnh run người cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những căn bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm não,… Vì vậy, ba mẹ nên chú ý nhiều hơn vào việc chăm sóc con trẻ khi có dấu hiệu sốt.

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sốt lạnh run người

Mẹ cần lưu ý rằng sốt là triệu chứng của một căn bệnh chứ không phải là căn bệnh. Sốt lạnh run người xảy ra do hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng, gây nên bởi vi khuẩn hoặc vi rút.

Các nguyên nhân phổ biến gây trẻ bị sốt lạnh run người:

  • Nhiễm virus, bao gồm cảm lạnh thông thường, cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như virus hợp bào hô hấp hoặc do virus viêm thanh quản
  • Nhiễm trùng tai
  • Viêm phổi, viêm màng não
  • Sốt cao 38 độ C trở lên trước 3 tháng tuổi. Bởi ở độ tuổi này, bất kỳ bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nào cũng tiến triển nhanh chóng và nguy cơ nhiễm trùng huyết
  • Sốt sau khi tiêm vắc-xin có thể xảy ra trong vòng 12 giờ sau khi tiêm và kéo dài trong 2-3 ngày
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu – một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đôi khi có thể gây sốt ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ sốt mọc răng.

Cách đo nhiệt độ cho trẻ bị sốt lạnh run người

Mẹ có thể đo nhiệt độ cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như qua trực tràng, miệng, tai, vùng dưới cánh tay (nách) hoặc ở thái dương.

Hiện, phụ huynh dễ dàng tìm thấy nhiều loại nhiệt kế dành cho bé. Nhưng Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng chỉ nên sử dụng nhiệt kế điện tử. Không nên sử dụng nhiệt kế thủy ngân vì bé có nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân gây ngộ độc nếu như bị vỡ.

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên ưu tiên đo nhiệt độ trực tràng để cung cấp kết quả đo chính xác nhất và cũng dễ dàng thực hiện.

Cách đo nhiệt độ trực tràng bằng nhiệt kế điện tử như sau:

  • Rửa thật sạch nhiệt kế bằng xà phòng và nước hoặc lau bằng cồn
  • Đặt bé nằm sấp hoặc nằm ngửa, tùy tư thế nào thoải mái nhất và co chân về phía trước ngực
  • Thoa ít dầu hỏa quanh phần bầu nhiệt kế và nhẹ nhàng đưa vào trong lỗ trực tràng
  • Giữ cho nhiệt kế điện tử trong khoảng 2 phút đến khi nghe thấy tiếng bíp
  • Nhẹ nhàng lấu nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.

Trẻ bị sốt rét run phải làm sao?

Khi chăm trẻ bị sốt rét run, quan trọng là cần phải liên tục theo dõi tình trạng diễn biến của trẻ. Sử dụng nhiệt kế điện tử để theo dõi với độ chính xác cao.

Nếu như trẻ sốt trên 38,5 độ thì ba mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Sau khi uống thuốc khoảng 30-45 phút thì mẹ cần kiểm tra lại nhiệt độ của bé. Bởi vì thuốc cần một khoảng thời gian để phát huy công dụng.

Nhưng nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ hoặc cao hơn, bạn nên kết hợp đồng thời các biện pháp cách hạ sốt tại nhà dưới đây để tăng tính hiệu quả:

  • Đặt bé nằm ở nơi thoáng mát, mở cửa cho không khí lưu thông nhưng cần hạn chế gió lùa vào
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, mỏng và có khả năng thấm mồ hôi
  • Chườm khăn ấm cho trẻ đang bị sốt hoặc sử dụng khăn lau ấm quanh người để giúp trẻ giảm thân nhiệt
  • Cho trẻ uống thật nhiều nước vì lúc này lượng nước trong cơ thể mất rất nhanh. Nếu bé vẫn còn bú mẹ thì có thể tăng cữ bú
  • Nếu như trẻ nôn trớ hay có dấu hiệu mất nước quá nhiều thì cần bổ sung oresol để bù nước.

Những nguyên tắc cần tránh khi trẻ bị sốt lạnh run người

Đắp chăn, mặc thêm lớp áo

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định “Trong 10 người mẹ khi thấy con bị sốt rét run người đã ngay lập tức đắp chăn, mặc ấm cho trẻ và đây cũng chính là sai lầm chết người.”

Cũng theo PGS.TS giải thích, trẻ bị sốt lạnh run người thì bao giờ cũng rét run, chân tay thì lạnh ngắt, thậm chí xuất hiện vân tím ở chân. Bởi vì khi sốt quá cao sẽ gây hiện tượng co mạch ngoại vi nên sẽ có cảm giác lạnh nhưng trên thực tế nhiệt độ trong người nóng như lửa đốt.

Vì vậy, dù trẻ có kêu lạnh, quyết liệt đòi mẹ đắp chăn thì ba mẹ cần nắm vững nguyên tắc quan trọng là không được đắp chăn vì càng đắp thì thân nhiệt càng tăng cao. 

Hạ sốt nhanh

Sốt là triệu chứng thường gặp ở các trẻ mắc bệnh truyền nhiễm, việc theo dõi và chăm sóc trẻ bị sốt, theo dõi cơn sốt, nhiệt độ đóng vai trò quan trọng. Thế nhưng nhiều ông bố mà mẹ đều có chung tâm lý, cứ khi con bị sốt là phải hạ sốt thật nhanh bằng mọi cách: uống thuốc, đặt thuốc ở hậu môn, dùng thuốc kết hợp, khăn ấm lau người, ngâm con vào bồn nước ấm, dán miếng dán lạnh…

Khi thấy trẻ bị sốt lạnh run người, tâm lý chung của các ba mẹ đó là phải hạ sốt thật nhanh bằng tất cả mọi cách, như uống thuốc, đặt thuốc ở hậu môn, ngâm con vào bồn nước ấm, sử dụng miếng dán lạnh,…

Theo các chuyên gia về sức khỏe nhận xét “Hạ sốt nhanh là không nên, vì khi thân nhiệt xuống quá nhanh, cơ thể sẽ không chịu được sự chuyển biến đột ngột mà gây ra biến chứng nguy hiểm. Việc giảm sốt chỉ nên thực hiện từ từ. Sau khi uống thuốc hạ sốt sau 30 phút thì thuốc sẽ có tác dụng, nhiệt độ sẽ giảm dần trong 1-2 giờ.”

Dùng nhiều loại thuốc có công dụng giống nhau

Nhiều loại thuốc không kê đơn chứa những hoạt chất giống nhau dù triệu chứng chính được thông báo là khác nhau. Ví dụ như nhiều đơn thuốc trị cảm lạnh có chứa acetaminophen – hoạt chất có tác dụng giảm đau và giảm sốt, thường có trong thuốc hạ sốt.

Nếu bạn đang tìm đơn thuốc điều trị cho tình trạng ngạt mũi ở trẻ bằng thuốc trị cảm lạnh, nhưng lại được bổ sung thêm thuốc hạ sốt cho trẻ thì rất có thể bé sẽ nhận được gấp đôi lượng acetaminophen so với khuyến nghị.

Lời khuyên rằng hãy chỉ nên điều trị triệu chứng chính. Mẹ có thể xem thêm hướng dẫn sử dụng thuốc để biết chắc rằng thuốc đó phát huy công dụng cho triệu chứng nào của bé. Đừng dùng hai thứ thuốc cùng một lúc trừ khi có hướng dẫn của Bác sĩ.

Chườm lạnh

Sai lầm kinh điển tiếp theo mà phụ huynh nào cũng từng mắc phải, khi thấy trẻ bị sốt lạnh run người thì chườm khăn lạnh, nghĩ rằng bé sẽ thấy mát mẻ hơn, giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc chườm lạnh tại trán hoặc nách không những không có tác dụng hạ sốt mà còn gây nguy hiểm đến trẻ. Nếu như trẻ mắc viêm phổi hoặc các bệnh nhiễm khuẩn mà ba mẹ không tiến hành chườm lạnh sẽ khiến cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, nếu như chườm đá lạnh còn có khả năng gây bỏng lạnh, tổn thương da và làm suy hô hấp. Vì thế, phụ huynh đặc biệt lưu ý chỉ có thể dùng khăn nhúng nước ấm để chườm cho trẻ.

Không dùng thực phẩm bổ sung

Có đến hơn ⅓ trẻ ở Hoa Kỳ uống các loại vitamin hay một số chế phẩm khác để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hằng ngày. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của Bác sĩ, liệu nên dùng loại thực phẩm bổ sung nào cho trẻ để tăng sức đề kháng và vượt qua các căn bệnh.

Với trẻ sơ sinh, hầu như không có bất kỳ thực phẩm bổ sung nào trẻ có thể dung nạp khác ngoài sữa non – được mệnh danh là giọt sữa đầu quý giá chứa nhiều chất dinh dưỡng không kém gì với sữa mẹ.

Lời kết

Trẻ bị sốt lạnh run người là tình trạng khá phổ biến, nhưng có phần không đáng để quá lo lắng. Ba mẹ nên theo dõi thêm về hành vi và biểu hiện của trẻ. Nếu như bé có vẻ ổn khi bị sốt thì bệnh sẽ sớm khỏi thôi.

Quan trọng là cách giải quyết bởi những tình trạng phức tạp, trẻ quấy khóc nhiều, mất nước hay không chịu ăn uống.

Sốt có nghĩa là hệ thống miễn dịch đang làm việc chăm chỉ để chống lại các tác nhân nhiễm trùng, vì vậy không nên bỏ qua việc tăng cường hệ miễn dịch sau khi hết sốt.

Hy vọng phụ huynh đã hiểu hơn một ít về kiến thức chăm sóc con. Trên hành trình gian nan này hãy để chúng tôi cùng đồng hành với bạn.

Scroll to Top