Khóc là cách để gửi thông điệp của bé cho bạn thay cho lời nói. Trẻ hay quấy khóc đêm để báo hiệu rằng bé đang cần nhận sự giúp đỡ. Để hiểu thêm bé muốn gì, hãy xem những lý do và cách xử lý dưới đây để đối phó với hiện tượng trẻ hay quấy khóc đêm nhé.
Trẻ hay quấy khóc về đêm thế nào là tín hiệu bất thường?
Sau khi sinh đến khi bé được 8 tháng tuổi, trẻ thường quấy khóc và đa phần sẽ khóc vào ban đêm khiến cho ba mẹ lo lắng. Đây là biểu hiện rất đỗi bình thường vì sinh lý của bé cần một thời gian để làm quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ.
Tuy nhiên, nếu từ 8 tháng tuổi trở đi, bé không giảm quấy khóc vào ban đêm mà tần suất còn gia tăng thì phần lớn sẽ do bệnh lý. Nếu kéo dài tình trạng này, thể chất và trí não của bé sẽ bị ảnh hưởng vì đồng hồ sinh học bị đảo lộn.
Một số tín hiệu bất thường của trẻ quấy khóc về đêm để mẹ phát giác kịp thời:
- Bé thức dậy vào giữa đêm, la hét hay giật mình khi ngủ do hệ thống thần kinh của em bé đang phát triển và chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém
- Bé khóc dai dẳng hơn, khóc hơn ba giờ mỗi ngày và thường khóc vào buổi tối, trong hơn ba ngày mỗi tuần và hơn ba tuần
- Khi khóc bé thường co hai đầu gối gập vào bụng khả năng cao là do cơn đau bụng sinh lý. Cơn đau thường xảy ra vào chập tối và kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ
- Ngoài ra, trẻ khóc dữ dội kèm theo các triệu chứng khác như: nôn, ưỡn người, khóc thét, bỏ bú và tiểu ra máu là một dấu hiệu của bệnh đường ruột.
Tại sao trẻ hay quấy khóc về đêm
Trẻ khóc vào ban đêm là tín hiệu của bé gửi đến mẹ, cho thấy mong muốn của bé đang cần thực hiện ngay lập tức. Tuy nhiên, không dễ gì để mẹ bỉm hiểu bé đang cần gì vì bé chưa sử dụng được ngôn ngữ. Do đó, mẹ cần học cách phân biệt nhu cầu của trẻ sơ sinh:
- Khóc theo thói quen
- Bất thường ở hệ tiêu hóa
- Dị ứng với protein sữa bò
- Bé đang đói
- Bé đang mọc răng
- Cần ợ hơi
- Tã dơ
- Khó chịu ở vùng bụng
- Phòng ngủ quá lạnh hoặc quá nóng.
Trẻ hay quấy khóc về đêm ảnh hưởng đến bé như thế nào
Sau nhiều đêm bị phá giấc, bé sẽ bị tổn thương về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt với cơ thể mong manh của trẻ sơ sinh sẽ còn bị ảnh hưởng về lâu dài:
- Trí tuệ giảm sút đáng kể
- Suy giảm hệ miễn dịch
- Làm tắt cơ quan hô hấp
- Ức chế hóc môn tăng trưởng.
Ngoài ra, trẻ hay quấy khóc đêm còn gây ảnh hưởng trầm trọng với cha mẹ hay người trong gia đình. Đã phải dành phần lớn thời gian để chăm con vào ban đêm khiến cuộc sống sinh hoạt của cả gia đình bị đảo lộn.
Cha mẹ làm gì khi trẻ quấy khóc đêm
Dịu dàng, vỗ về
Để xoa dịu bé vào ban đêm, mẹ hãy thử ôm ấp, vỗ về nhẹ vào lưng bé hoặc chạm nhẹ vào vị trí bất kỳ để cho bé thấy sự hiện diện của mẹ. Tiếp xúc cơ thể giữa mẹ và bé là cách thể hiện tình yêu thương và đôi khi bé chỉ cần có như vậy.
Cho bé bú
Trẻ sơ sinh cần được ăn sau vài giờ vì dạ dày còn nhỏ, cần chia ra nhiều bữa ăn. Hầu hết những đứa bé khóc vào ban đêm là do chúng đói. Một số dấu hiệu kèm theo để thể hiện cho cơn đói dai dẳng của trẻ là hành động mút ngón tay hoặc bặm môi.
Mẹ hãy tính thời gian kể từ lần cuối cùng cho bé bú, nếu đã hơn hai hay ba giờ thì bé sẽ thức dậy để đòi thức ăn đấy. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé bú một ít, tránh quá no dẫn đến khó ngủ.
Thay tã lót cho trẻ
Chắc hẳn hành động đầu tiên của các ông bố, bà mẹ sẽ là kiểm tra tã lót của trẻ có ướt hay chưa. Đồng thời, ba mẹ hãy giữ cho cơ thể của bé luôn sạch sẽ, thoáng mát để bé cảm thấy thoải mái hơn.
Đảm bảo môi trường ngủ an toàn
Làn da của bé rất nhạy cảm, mẹ cần điều chỉnh điều hòa cho nhiệt độ trong phòng phù hợp với trẻ. Nhiệt độ dễ chịu của hầu hết trẻ sơ sinh thường 26-28 độ C. Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo không có vật dụng nào cản trở của trong khi ngủ, như: đồ chơi, gấu bông, gối thừa,…
Nếu như bé nhạy cảm với ánh sáng, hãy tắt hết đèn kể cả đèn ngủ trong phòng. Mẹ nên kéo rèm cửa để tránh ánh sáng ban mai ảnh hưởng đến giấc ngủ và loại bỏ hoàn toàn tiếng ồn trong môi trường ngủ của bé.
Sử dụng các mẹo dân gian
Những người đi trước thường có những kinh nghiệm sống quý báu mà chúng ta không hề hay biết. Bởi thế mỗi khi gặp rắc rối trong cuộc sống, cách tốt nhất nên hỏi những người lớn tuổi. Chính cha mẹ của chúng ta đã từng rơi vào trường hợp này và đưa ra lời khuyên về sử dụng thảo mộc để trị trẻ hay quấy khóc đêm.
Một số loại thảo dược có tác dụng giúp cho bé ngủ sâu giấc như lá tía tô, hoa lạc thiên, hoa đoạn lá bạc và thông dụng nhất là rau chùm ngây. Tuy nhiên, cần đảm bảo bé đang trong giai đoạn ăn dặm hoặc tìm một số loại bột đặc chế để giúp bé dễ tiêu hóa hơn.
Bổ sung canxi và đầy đủ chất dinh dưỡng
Nhiều ba mẹ biết canxi là chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình phát triển hệ xương của bé. Tuy nhiên, không nhiều ai biết do thiếu hụt canxi là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ hay quấy khóc đêm.
Theo các chuyên gia, trẻ đủ canxi sẽ giúp cho hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh diễn ra thuận lợi hơn, con sẽ không còn bị giật mình khi ngủ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra chú ý về cách dung nạp lượng canxi trong cơ thể của bé, nên bổ sung từ sữa hay các thức ăn dễ tiêu hóa cho trẻ ăn dặm.
Trẻ hay quấy khóc đêm phần lớn là biểu hiện bình thường của trẻ, tuy nhiên mẹ không nên chủ quan vì có thể là nguyên do bệnh lý. Ưu tiên hàng đầu của mẹ là kiểm tra điểm bất bình thường trên giường ngủ và xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho phụ huynh bởi những chỉ dẫn chi tiết trên. Chúc bạn và con trẻ luôn khỏe mạnh trên chặng đường nuôi dưỡng tương lai.